Đăng ký mã số thuế cá nhân cần những gì, ở đâu, mất bao lâu ?

Đăng ký mã số thuế thu nhập là trách nhiệm của mỗi người, hơn hết nó còn mang đến nhiều lợi ích cho cá nhân đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ trong việc đăng ký mã số thuế cá nhân và chưa hiểu phải đóng thuế như thế nào. Nhằm giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về về việc đăng ký mã số thuế cá nhân, sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin hữu ích các bạn có thể tham khảo ở bài viết: Đăng ký mã số thuế cá nhân cần những gì, ở đâu, mất bao lâu ?

Mã số thuế cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập từ tổng các nguồn thu khác để nộp vào ngân sách nhà nước. Đây là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân góp phần vào việc xây dựng và phát triển cho đất nước phồn vinh hơn.Thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế: người có thu nhập thấp thì chưa nộp thuế, người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế cũng khác nhau. Thực hiện nộp thuế TNCN cũng góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.

Còn mã số thuế cá nhân là một mã số thuế duy nhất của mỗi người với mục đích kê khai mọi khoản thu nhập của cá nhân đó. Và để có mã số thuế thì cá nhân phải đăng ký tại cơ quan thuế, việc đăng ký sẽ được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân.

Đăng ký mã số thuế cá nhân để làm gì?

Việc đăng ký mã số thuế cá nhân không chỉ là nghĩa vụ của mỗi người, mà nó còn mang đến nhiều lợi ích cho từng cá nhân. Dưới đây là những quyền lợi dành cho người có mã số thuế cá nhân cần biết:

Được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

Nếu bạn đã đăng ký mã số thuế cá nhân và khi bị tính thuế thu nhập bạn sẽ được giảm trừ gia cảnh, trong đó riêng bản thân mình được trừ 9 triệu đồng một tháng và được trừ 3,6 triệu đồng một tháng cho một người phụ thuộc (cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng…)

Được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%:

Nếu với những người chưa đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ khấu trừ thuế thu nhập đến 20%, nhưng đối với người đã đăng ký thì chỉ bị tạm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10% khi có các khoản thu nhập vãng lai trên hai triệu đồng cho một lần từ việc cung cấp dịch vụ mà cá nhân không ký hợp đồng lao động. Lưu ý mỗi khi có công việc “vãng lai”, bạn phải đòi hỏi chứng từ khấu trừ thuế và lưu giữ đầy đủ các chứng từ này để thực hiện việc quyết toán thuế hoặc hoàn thuế.

Được giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo:

Đây là quyền lợi rất tốt cho những ai đăng ký mã số thuế cá nhân, bởi bạn sẽ được giảm thuế nếu bị bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo. Những người có mã số thuế cá nhân, cơ quan thuế sẽ có thể hướng dẫn miễn phí về thuế.

Được hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu nộp thừa:

Nếu số thuế bị khấu trừ hàng tháng nhiều hơn số thuế thực sự bạn phải nộp, thì theo luật thuế, bạn sẽ được hoàn lại số thuế nộp thừa bằng tiền khi bạn có mã số thuế cá nhân.

Có mã số thuế cá nhân bạn sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu nộp thừa:

Trường hợp số tiền thuế bị khấu trừ mỗi tháng nhiều hơn số tiền thực sự phải nộp thì người có mã số thuế cá nhân sẽ được hoàn lại số tiền thừa.

Khi nào phải đăng ký mã số thuế cá nhân?

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, thì đối tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập, bao gồm:

+ Các tổ chức, cá nhân kinh doanh kể cả các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, đơn vị trực thuộc hạch toán riêng và có tư cách pháp nhân riêng;

+ Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp;

+ Các đơn vị sự nghiệp;

+ Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ hức xã hội nghề nghiệp;

+ Các ban quản lý dự án, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài;

+ Các tổ chức quốc tế và tổ chức nước ngoài;

+ Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập khác.

 Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:

+ Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồn cả cá nhân hành nghề độc lập; cả nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký thuế thu nhập cá nhân đồng thời với việc đăng ký các loại thuế khác;

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công kể cả cá nhân nước ngoài làm việc cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phục vụ nước ngoài tại Việt Nam

+ Cá nhân chuyển nhượng bất động sản;

+ Cá nhân có thu nhập chịu thuế khác (nếu có yêu cầu).

Người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh:

+ Các trường hợp đăng ký thuế như đã nêu trên, nếu đăng ký thuế và được cấp mã số thuế được sử dụng chung để khai đối với tất cả các khoản thu nhập.

Một số trường hợp cụ thể đăng ký thu nhập cá nhân:

+ Đối với nhóm cá nhân kinh doanh thì người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuê bao theo hướng dẫn đối với cá nhân kinh doanh để được cấp mã số thuế cho cá nhân mình. Mã số thuế của người đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh được sử dụng để khai, nộp thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, …chung cho cả nhóm cá nhân kinh doanh và khai báo thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân người đại đại diện.

Trường hợp những cá nhân khác trong nhóm cá nhân kinh doanh đều phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế riêng nhưng đối với cá nhân kinh doanh.

+ Đối với cá nhân là người phụ thuộc và người nộp thuế có kê khai giảm trừ gia cảnh nếu chưa có mã số thuế thì cơ quan thuế tự động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc căn cứ trên thông tin người phụ thuộc tại Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế.

+ Đối với cá nhân là người nộp thuế có kê khai giảm trừ gia cảnh và người phụ thuộc, nếu chưa có mã số thuế thì cơ quan thuế sẽ tự động cấp mã số thuế cho người phụ thuộc căn cứ trên thông tin của người phụ thuộc tại tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế.

Đăng ký mã số thuế cá nhân cần những gì, ở đâu?

dang-ky-ma-so-thue-thu-nhap-ca-nhan

Việc đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ được thực hiện tại cơ quan chỉ trả thu nhập hoặc cơ quan thuế. Để đăng ký mã số thuế cá nhân bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết, cụ thể:

Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, hồ sơ đăng ký thuế gồm:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam).

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).

Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế với cơ quan chi trả thu nhập:

+ Văn bản ủy quyền và giấy tờ cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực của người có quốc tịch Việt Nam hoặc hộ chiếu còn hiệu lực bản sao đối với người nước ngoài hay người Việt Nam sống ở nước ngoài.

Đăng ký mã số thuế cá nhân mất bao lâu?

Về thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân mất bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều loại khác nhau, cụ thể như:

+ Đối với hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cục Thuế, thời hạn cấp mã số thuế không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thuế đã được kê khai đầy đủ các chỉ tiêu.

Trường hợp nhận hồ sơ đăng ký thuế qua hệ thống bưu điện, thời hạn cấp mã số thuế không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận (theo sổ đăng ký công văn đến) hồ sơ đăng ký thuế đã được kê khai đầy đủ các chỉ tiêu.

+ Đối với hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại chi cục Thuế, thời hạn cấp mã số thuế không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thuế đã được kê khai đầy đủ các chỉ tiêu.

Trường hợp nhận hồ sơ đăng ký thuế qua hệ thống bưu điện, thời hạn cấp mã số thuế không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận (theo sổ đăng ký công văn đến) hồ sơ đăng ký thuế đã được kê khai đầy đủ các chỉ tiêu.

Hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế cá nhân Online

Trước đây, việc đăng ký mã số thuế cá nhân tại cơ quan thuế thường tốn rất nhiều thời gian nên nhiều số người đăng ký mã số thuế cá nhân còn rất hạn chế. Nhưng với sự kết nối internet sẽ giúp mọi người có thể dễ dàng làm hồ sơ đăng ký mã số thuế online một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều thời gian. Nếu bạn chưa biết cách đăng ký thì hãy đến ngay với cách hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân trực tuyến dưới đây nhé.

Bước 1: Cài đặt phần mềm Hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (QTTNCN v3.3.1)

Để có thể đăng ký mã số thuế online, bắt buộc mọi người phải tải phần mềm Hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (QTTNCN v3.3.1) bằng cách bấm vào liên kết: https://download.com.vn/qttncn/download

Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân trên phần mềm

Sau khi cài đặt phần mềm QTTNCN thành công, bạn mở phần mềm lên và chọn mục Đăng ký thuế qua CQCT giống như hình dưới đây.

huong-dan-dang-ky-ma-so-thu-ca-nhan-online

Sau đó giao diện máy tính sẽ hiện ra tệp hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân. Tiếp theo bạn chỉ việc điền đầy đủ các thông tin vào mẫu 01-TNCN này. Trong đó, bạn cần biết:

  • Mã số thuế: Là mã số thuế của công ty bạn.
  • Tên: Nhập tên công ty bạn.
  • Cơ quan thuế cấp cục: Cơ quan thuế cấp tỉnh thành phố công ty bạn.
  • Cơ quan thuế quản lý: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Số hiệu tệp: Không cần nhập, hệ thống sẽ tự động nhảy.
  • Ngày tạo tệp: Không cần nhập, hệ thống sẽ tự động nhảy.
  • Số lượng: Không cần nhập, hệ thống sẽ tự động nhảy.
  • Các thông tin trong bảng như Họ tên, ngày sinh,… bạn điền đầy đủ, riêng phần Mã số thuế bạn để trống nhé.

Lưu ý: những phần có đánh dấu “*” tức là bắt buộc bạn phải điền thông tin đầy đủ không được bỏ trống nhé. Sau bước điền thông tin, bạn chọn mục GHI DỮ LIỆU ở phía góc bên phải màn hình.

Bước 3: Kết xuất tệp hồ sơ

Kiểm tra tờ khai hợp lệ xong, bạn chọn mục Kết xuất tệp hồ sơ. Tại đây sẽ xuất hiện cho bạn 3 lựa chọn nhưng bạn hãy chọn Kết xuất ra tệp định dạng Excel để gửi qua mạng cho cơ quan thuế.

Lưu ý: Tuyệt đối không được đổi tên file dữ liệu, nếu bạn đổi tên file khi gửi dữ liệu qua mạng sẽ bị lỗi.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân qua mạng

Để nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân trực tuyến, trước hết các bạn cần phải truy cập vào trang chủ của Tổng cục thuế bằng cách nhấp vào liên kết này: https://www.tncnonline.com.vn/Pages/Homepage.aspx

Sau đó chọn tiếp mục ĐĂNG KÝ THUẾ. Tại mục TỔ CHỨC CHI TRẢ, bạn cần điền đầy đủ các thông tin mà hệ thống yêu cầu. Sau đó nhập mã xác nhận và nhấn chọn ĐĂNG NHẬP để tiếp tục thực hiện các bước đăng ký mã số thuế online.

Khi đã đăng nhập thành công, bạn sẽ thấy xuất hiện một giao diện gửi file dữ liệu mới. Lúc này, hãy nhập đầy đủ các thông tin bao gồm: Tên người gửi, địa chỉ liên lạc, điện thoại liên lạc, địa chỉ email,… sau đó bấm vào mục Chọn tệp để chọn tập tin kết xuất đã lưu. Cuối cùng, đừng quên click Gửi file nữa nhé.

Bước 5: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế

Sau khi đã nộp tờ khai qua mạng xong, bạn chuẩn bị hồ sơ giấy để nộp bản cứng trực tiếp cho cơ quan thuế. Cụ thể như sau:

Cách 1: Bạn mở phần mềm QTTNCN, sau đó nhấn vào mục In tờ khai rồi tích chọn mục In bảng kê Đăng ký thuế TNCN và nhấn nút In.

Cách 2: Bạn chọn Kết xuất tệp hồ sơ và chọn Kết xuất ra tệp định dạng Excel, rồi in thành bản cứng (Giám đốc ký tên, đóng dấu) để nộp trực tiếp cho cơ quan thuế.

Bước 6: Kiểm tra kết quả nộp qua mạng xem đã có mã số thuế chưa

Sau 3-5 ngày gửi kết quả, bạn đăng nhập lại vào trang chủ của TỔNG CỤC THUẾ và bấm vào mụa TRA CỨU FILE để xem kết quả phê duyệt chưa, cơ quan đã cấp mã chưa. Nếu trang xuất hiện ĐÃ PHÊ DUYỆT tức là hồ sơ đăng ký của bạn đã được cơ quan quản lý thuế chấp nhận và cấp mã số thuế cá nhân. Ngược lại nếu xuất hiện CHƯA PHÊ DUYỆT thì bạn nên đợi thêm vài ngày nữa nhé.

Hi vọng qua bài viết: Đăng ký mã số thuế cá nhân cần những gì, ở đâu, mất bao lâu ? đã mang đến đầy đủ các thông tin về việc đăng ký MST cá nhân nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn. Ngoài ra, nếu đã đăng ký mã số thuế, bạn cũng có thể tra mã số thuế cá nhân online trên mạng nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Leave a Comment