Hiện nay, tình trạng làm giấy phép lái xe giả trở nên phổ biến, nếu bạn không chọn địa điểm thi uy tín và cấp bằng thật thì việc cầm trên tay giấy phép giả là một điều khó tránh khỏi. Và để biết được giấy phép lá xe của mình là thật hay giả thì có thể kiểm tra trên internet. Và bạn đã biết cách kiểm tra giấy phép lái xe chưa? Nếu chưa hãy để tracuuchuan.com sẽ Hướng dẫn A-Z cách tra cứu giấy phép lái xe (GPLX) hạng A1 ở bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Giấy phép lái xe là gì?
Giấy phép lái xe hay bằng lái xe là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể, cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông và tham gia giao thông bằng xe máy, xe mô tô, xe tô ô, xe tải, xe bus… mỗi loại cấp độ xe sẽ có những bằng lái khác nhau.
Và để được cấp giấy phép lái xe thì người tham gia giao thông cần trải qua một cuộc thi sát hạch nghêm ngặt và sau khi hoàn thành cuộc thi hoàn chỉnh. Người tham gia sau đó sẽ được cấp phép lái xe, lúc này người đó sẽ có quyền tham gia giao thông bằng phương tiện xe mà mình đã thi. Và tùy vào từng phương tiện mà căn cứ theo độ tuổi nhất định, nhưng thông thường thì 18 tuổi là sẽ được tham gia và cấp bằng lái xe.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay nhiều người họ không thể qua nổi kỳ thi sát hạch, họ đã mua bằng lái xe giả mạo. Nếu đối với người thông thường thì kiểm tra giấy phép này sẽ không thể nào nhận ra. Nhưng nếu được đưa vào kiểm tra thì sẽ không tránh được. Đặc biệt, nhiều nơi mạo danh là cơ quan nhà nước mở cuộc thi sát hạch nhằm thu chi phí của người tham gia, sau đó cấp cho họ một bằng lái xe giả.
Và đã không ít người cứ nghĩ mình đã có bằng lái xe, cho đến xảy ra sự cố hoặc công an điều tra mới ngộ nhận ra. Chính vì vậy, cơ quan nhà nước đã cho phép người tham gia giao thông có thể kiểm tra giấy phép của mình là thật hay giả của công cụ trên internet.
Giấy phép lái xe hạng A1 là gì?
Giấy phép lái xe hạng A1 là hạng lái xe cơ bản thấp nhất trong các loại phương tiện xe. Đây là giấy phép dành cho người lái xe moto 2 bánh với dung tích từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe moto 3 bánh. Căn cứ vào quy định của Luật Giao thông đường bộ và Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe tại Việt Nam được phân ra 10 hạng sau đây:
▶ Hạng A1: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc có vào năm 1989.
▶ Hạng A2: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh nói chung, không giới hạn dung tích xi-lanh Có vào năm 1992.
▶ Hạng A3: Cho phép điều khiển môtô 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1, không áp dụng với phương tiện hạng A2.
▶ Hạng A4: Cho phép điều khiển các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000 kg có vào năm 1994.
▶ Hạng B1: Cho phép điều khiển:
- Ôtô đến 9 chỗ, kể cả người lái.
- Xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Máy kéo 1 rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Phân loại thành B11 chỉ được lái xe số tự động và B12 được lái xe số tự động và số tay.
▶ Hạng B2: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển các phương tiện hạng B1 và các xe cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 kg.
▶ Hạng C: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
- Ôtô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Đầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
▶ Hạng D: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
- Ôtô chở người từ 10-30 chỗ, tính cả ghế lái.
- Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C.
▶Hạng E: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:
- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, tính cả ghế lái.
- Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C, D.
▶ Hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg.
▶ Hạng FC: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc, cấp cho các lái xe chuyên chở container.
Hiện nay, các loại giấy phép lái xe các hạng A4, B1, B2 sẽ được nâng thời hạn từ 5 năm lên 10 năm đối với người lái xe là nữ có tuổi dưới 55 và nam dưới 60 tuổi. Với nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi vẫn giữ thời hiệu cũ 5 năm và toàn bộ được thay thế bằng những mẫu mới.
▶ Quy định về độ tuổi cấp phép bằng lái xe cho các phương tiện xe:
- Hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2: Từ 18 tuổi trở lên.
- Hạng C: Từ 21 tuổi trở lên
- Hạng D, E: Từ 24 tuổi trở lên
- Hạng FC: Từ 27 tuổi trở lên
Hướng dẫn A-Z cách tra cứu giấy phép lái xe hạng A1
Hiện nay, giấy phép lái xe được lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu GPLX chung trên toàn quốc do Tổng cục đường bộ Việt Nam quản lý. Hệ thống quản lý, tra cứu giấy phép lái xe được cộng hóa thông qua hệ thống tin nhắn điện thoại và internet. Với cách quản lý này thì bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra được bằng lái xe của mình để nhận biết thật giả và những lịch sử vi phạm giao thông nếu có. Nếu bạn muốn tra cứu giấy phép lái xe hạng A1 của mình thì có thể qua 2 cách dưới đây:
Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe hạng A1 bằng tin nhắn điện thoại
Đây là cách tra cứu nhanh chóng và tiện lợi nhất, tuy nhiên nó chỉ được áp dụng dành cho những giấy phép lái xe loại mới làm bằng vật liệu PET. Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp:
TC [dấu cách] [Số GPLX] -> sau đó gởi đến 0936.083.578 hoặc 0936.081.778
Sau đó đợi khoảng chừng 1 phút hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin về bằng lái xe hạng A1 của bạn đến điện thoại như: hạng lái xe, số seri, ngày hết hạng, tên người tham gia giao thông, trạng thái vi phạm giao thông ( nếu có)…
Hướng dẫn cách tra cứu giấy phép lái xe hạng A1 bằng internet
Bước 1: Truy cập vào http://gplx.gov.vn/default.aspx
Sau đó màn hình giao hiện của trang sẽ xuất hiện, bạn nhìn góc bên phải có khung Tra cứu. Chỉ cần nhập đúng vào ô theo yêu cầu.
Bước 2: Nhập số GPLX cần tra cứu vào ô tìm kiếm
Số GPLX là dãy số đỏ ngay bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE. Nhập đầy đủ dãy số bao gồm cả các ký tự chữ (nếu có). Sau đó chọn loại bằng lái xe tương ứng:
- GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): nếu bằng lái của bạn được cấp trước tháng 7 năm 2013, giấy phép lái xe cũ bằng giấy ép nhựa bên ngoài.
- GPLX PET (có thời hạn): bao gồm các loại bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.
- GPLX PET (không thời hạn): bao gồm các loại bằng lái xe hạng A1, A2 và A3
Bước 3: Bạn nhất nút “Tra cứu” để xem kết quả
Nếu bạn nhập sai (số GPLX không có thực) thì hệ thống sẽ báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập”. Còn trường hợp bạn nhập đúng thì có các khả năng:
+ Với trường hợp này, nếu bằng lái của bạn là bằng vật liệu PET thì đó chắc chắn là bằng giả. Còn nếu là bằng vật liệu giấy (bằng cũ) thì có thể bằng quá cũ nên chưa kịp cập nhật lên hệ thống.
+ hiển thị rõ các thông tin như số GPLX, họ tên, hạng, ngày cấp, hết hạn, trúng tuyển, số seri,… Ngoài ra, còn hiện thị thông tin đã từng vi phạm khi tham gia giao thông.
+ Thông tin xuất ra không giống với thông tin GPLX bạn đang cầm thì đó cũng là bằng giả. Với trường hợp này, nếu trước đó bạn không biết bằng mình là giả thì bạn cần phải quay trở lại điểm cấp bằng cho bạn tìm hiểu nguyên nhân.
Không có giấy phép lái xe bị xử phạt như thế nào?
Mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến giấy phép lái xe được quy định trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Thông tư 11/2013/TT-BCA về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
- Người lái xe máy không mang bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 80 đến 120 nghìn đồng, nếu không có bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng.
- Người lái ô tô không mang bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 200 đến 400 nghìn đồng, nếu không có bằng lái sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng.
Hi vọng với những nội dung ở trên đã có thể Hướng dẫn A-Z cách tra cứu giấy phép lái xe (GPLX) hạng A1 một cách chính xác nhất. Để có thêm nhiều thông tin tra cứu khác,hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của tracuuchuan.com nhé!
Có thể bạn quan tâm: